Xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp, theo dõi hiệu quả điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh. Trong khi xét nghiệm máu trong phòng thí nghiệm là công cụ chẩn đoán có giá trị, nhưng không phải là tối ưu khi chỉ xem xét dựa vào một xét nghiệm đơn lẻ. Để chẩn đoán chính xác, cần phải đánh giá hồ sơ bệnh án của bệnh nhân cùng với kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Bài viết này tập trung vào các xét nghiệm máu tổng quát và chuyên biệt để đánh giá viêm khớp.
Xét nghiệm máu tổng quát
Công thức máu:
Công thức máu đầy đủ là một xét nghiệm máu đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các máy tự động trong phòng thí nghiệm nhanh chóng đếm các loại tế bào máu khác nhau, bao gồm:
- Hồng cầu: Các giá trị bình thường cho số lượng hồng cầu thay đổi theo giới tính. Nam giới thường có giá trị khoảng 5-6 triệu tế bào hồng cầu trên mỗi microlít. Phụ nữ có giá trị bình thường thấp hơn giữa 3,6-5,6 triệu tế bào hồng cầu trên mỗi microlít;
- Bạch cầu: Số lượng tế bào bạch cầu bình thường từ 5.000-10.000 mỗi microlít máu. Số lượng bạch cầu gia tăng cho thấy viêm hoặc nhiễm trùng;
- Hemoglobin: Hemoglobin, thành phần chứa sắt của tế bào hồng cầu mang oxy. Giá trị hemoglobin bình thường đối với nam giới là 13-18 g / dl. Bình thường hemoglobin cho nữ là 12-16 g / dl; Hematocrit: đo số lượng tế bào hồng cầu theo phần trăm tổng thể tích máu. Hematocrit bình thường cho nam giới là từ 40-55% và hematocrit bình thường đối với nữ là 36-48%; Các chỉ số MCV, MCH, MCHC là các chỉ số tế bào hồng cầu biểu thị kích thước và hàm lượng hemoglobin. Các chỉ số có thể cung cấp các manh mối về nguyên nhân có thể gây ra thiếu máu hiện có;
Các loại xét nghiệm máu cần làm để chẩn đoán bệnh viêm khớp gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và xét nghiệm chuyên khoa
Tiểu cầu: Tiểu cầu là những thành phần quan trọng trong hình thành cục máu đông. Nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp có thể làm giảm số lượng tiểu cầu hoặc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu. Giá trị tiểu cầu bình thường dao động từ 150.000-400.000 cho mỗi microlít;
Thành phần bạch cầu: Phần trăm và số tuyệt đối của từng loại bạch cầu cho các xác định khác biệt. Bạch cầu trung tính tăng lên trong nhiễm trùng do vi khuẩn và viêm cấp tính. Lymphocyte được tăng lên trong nhiễm virus. Monocyte được tăng lên trong nhiễm trùng mãn tính. Tăng bạch cầu ái toan ở các bệnh dị ứng và các bệnh khác.
Tình trạng viêm: Quá trình viêm có thể gây ra những thay đổi về số lượng tế bào máu. Số lượng tế bào hồng cầu có thể giảm xuống, số lượng tế bào bạch cầu có thể tăng lên và số lượng tiểu cầu có thể tăng lên. Trong khi thiếu máu có thể đi kèm viêm khớp, có thể là do những bệnh khác, chẳng hạn như mất máu hoặc thiếu sắt. Chỉ khi các nguyên nhân khác đã được loại trừ, bác sĩ có thể giải thích những bất thường về máu như là dấu hiệu của tình trạng viêm.
Xét nghiệm hóa sinh
Các xét nghiệm hóa sinh là một loạt các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá các chức năng trao đổi chất chính của cơ thể, bao gồm: Nhóm các xét nghiệm định lượng các chất điện giải, muối ion hóa trong máu hoặc dịch mô như natri, kali, clorua. Ngoài ra còn có các xét nghiệm để đánh giá chỉ số cho nguy cơ tim mạch, đái tháo đường, chức năng thận, và chức năng gan như bilan lipid, glucose máu, urê và ceatinin máu…
Xét nghiệm máu chuyên khoa liên quan viêm khớp
Tốc độ lắng đọng hồng cầu (ESR: Erythrocyte Sedimentation Rate): Tốc độ lắng đọng hồng cầu là một thử nghiệm liên quan đến việc đặt một mẫu máu trong một ống nghiệm và xác định xem các tế bào hồng cầu có thể lắng xuống nhanh đến đáy sau 1 và 2 giờ. Khi có hiện tượng viêm, cơ thể tạo ra các protein trong máu làm cho các tế bào hồng cầu tụ lại với nhau và rơi nhanh hơn các tế bào hồng cầu bình thường. Đối với những người khỏe mạnh, tỷ lệ bình thường dưới 20 mm trong một giờ (0-15 mm / giờ đối với nam và 0-20 mm / giờ đối với phụ nữ). Viêm làm tăng tỷ lệ đáng kể. Vì viêm có thể do các bệnh lý khác ngoài viêm khớp, nên việc kiểm tra tốc độ lắng đọng hồng cầu được xem là không đặc hiệu.
Yếu tố thấp khớp(RF: Rheumatoid Factor): Yếu tố thấp khớp là một kháng thể được tìm thấy ở nhiều bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Yếu tố thấp khớp được phát hiện vào những năm 1940 và trở thành một công cụ chẩn đoán quan trọng trong lĩnh vực bệnh thấp khớp. Khoảng 80% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có yếu tố thấp khớp trong máu. Nồng độ cao của yếu tố thấp thường liên quan đến bệnh nặng.
Kháng nguyên bạch cầu ở người HLA - B27: Xét nghiệm HLA-B27 cũng là một dấu hiệu di truyền có liên quan đến một số loại viêm khớp, chủ yếu là viêm cột sống dính khớp và hội chứng Reiter / Viêm khớp phản ứng.
Bệnh viêm khớp gây đau nhức các khớp xương ở người bệnh
Kháng thể kháng nhân (ANA: Antinuclear Antibody): Xét nghiệm ANA - kháng thể kháng nhân - được thực hiện để giúp chẩn đoán một số bệnh thấp khớp nhất định. Bệnh nhân có một số bệnh, đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ. Kháng thể được gọi là kháng thể kháng nhân và có thể phát hiện được bằng cách đặt huyết thanh của bệnh nhân lên một kính hiển vi đặc biệt có chứa các tế bào có thể nhìn thấy nhân. Trên 95% bệnh nhân bị lupus ban đỏ có xét nghiệm ANA dương tính. Có 50% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dương tính với ANA.
Protein phản ứng C (CRP: C-Reactive Protein): Protein phản ứng C đo nồng độ của một loại protein đặc biệt được sản xuất bởi gan. Protein có trong huyết thanh trong các giai đoạn viêm cấp tính hoặc nhiễm trùng. Một kết quả cao của CRP là dấu hiệu của viêm cấp tính. Trong trường hợp bệnh viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và lupus, các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm CRP để theo dõi hiệu quả điều trị và tiến triển của bệnh.
Kháng thể kháng CCP (Anti-CCP: anti-cyclic citrullinated peptide antibody):Kháng thể kháng CCP ( anti CCP ) là tự kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch, trực tiếp chống lại peptide citrullinated vòng. Thông qua các xét nghiệm anti CCP và đo lường kháng thể CCP trong máu sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp. Kháng thể kháng CCP là một trong những xét nghiệm máu mới được sử dụng để xác định chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Nếu kháng thể có mặt ở mức cao, cũng có thể gợi ý rằng có nguy cơ tổn thương khớp nặng cao hơn.
Anti-DNA và Anti-Sm: Bệnh nhân Lupus tạo thành kháng thể đối với DNA (axit deoxyribonucleic). Thử nghiệm này để kiểm tra sự hiện diện của Anti-ADN. Anti-DNA là một công cụ chẩn đoán hữu ích, đặc biệt là vì kháng ADN thường không được tìm thấy ở những người không có lupus. Bệnh nhân Lupus cũng có kháng thể với Sm (anti-Smith), một chất khác trong nhân tế bào. Các kháng thể Sm cũng chỉ được tìm thấy ở những bệnh nhân lupus.
TS.BS. Lê Thanh Hải
Trích nguồn https://suckhoedoisong.vn/chan-doan-viem-khop-can-lam-nhung-loai-xet-nghiem-mau-nao-n148778.html